Nếu biết khi yêu là trăm ngàn nỗi sầu…

Đồng Xanh

__________________________________________________ ______________________________________

Tên tác phẩm: Nếu biết khi yêu là trăm ngàn nỗi sầu

Tác giả: Đồng Xanh

Thể loại: Josei, psychological, tragedy.

Đánh giá theo độ tuổi: 15+

Cảnh báo: Lạ.

__________________________________________________ _______________________________

Tôi tìm thấy bức thư của anh trên bàn trang điểm. Rất dài. Tôi không đọc hết, tôi không dám đọc hết, tôi biết mình đã bị thương tổn bởi anh và không thể gắng đọc được nữa.

Tôi tìm thấy bức thư của anh trên bàn trang điểm. Rất dài. Tôi không đọc hết, tôi không dám đọc hết, tôi biết mình đã bị thương tổn bởi anh và không thể gắng đọc được nữa.

Vũ bỏ đi.

Đó là buổi sáng mưa tầm tã. Khi tôi thức dậy, những giọt nước hãy còn chảy dài trên cửa kính bởi trận mưa đêm qua, và tờ giấy gấp làm tư để trên bàn cũng bị thấm vài hạt làm nhòe chữ. Không phải nước mưa, tôi biết, vì đó là nước mắt của tôi, giọt nước mắt đầu tiên sau hai năm chúng tôi sống chung, và chia-tay.

Bánh ga tô được đặt trong tủ lạnh, màu đen, chữ đỏ. Tôi nhìn dòng chữ bay bướm mình tỉ mỉ viết hôm qua: Happy Anniversary. Anh chọn thật đúng lúc, tôi nghĩ anh không muốn đón ngày kỉ niệm hai năm quen nhau, hoặc là, không muốn nhìn vào tờ lịch, nó làm anh nhớ lại chúng tôi đã yêu nhau điên cuồng và ngốc nghếch như thế nào.

Tôi cắt bánh kem, chia làm tám phần. Một cho tôi, hai cho tôi, và phần thứ ba cũng dành cho tôi. Tôi đã trải qua anniversary một mình, chậm rãi ăn bánh kem, chậm rãi lau miệng, chậm rãi uống nước. Là nước lọc. Nhạt thếch như tâm trạng tôi bây giờ. Mọi thứ xung quanh như mờ đi, sợi chỉ hồng đeo trên tay đứt quãng, và tôi nghe loáng thoáng đâu đây có tiếng vỡ vụn.

Là ly nước bị vỡ. Khi mới mua về, không ai chú ý đến vết nứt nhỏ trên chiếc ly, khi pha nước sôi, không ai cẩn thận tránh để ly giữa khe hở của tấm gạch lót bàn, và khi nó vỡ rồi, mới nhận ra những vết nứt nhỏ mình-từng-thấy đã kéo dài tạo thành những vết nứt mới, cuối cùng hối hận cũng đã muộn. Tình yêu của tôi cũng giống như vậy, từng buổi đi làm về trễ của anh, từng lý do đi họp và xã giao đến một giờ sáng của anh, từng lúc né tránh ngày dành cho phụ nữ, cho người tình và một chuỗi những lúc cáu gắt với nóng giận khi tôi quan tâm đến sức khỏe của anh… từng cái như thế xâu chuỗi lại, để rồi đến một ngày nào đó, một ngày khi chúng đã đủ dài, đủ sâu, đủ lớn để khiến tôi bị tổn thương, anh nói chia tay, như sợi dây bị cắt phựt một cái không thể nối liền, như ly thủy tinh vỡ thành từng mảnh không thể ghép lại, và như vết sẹo trên cổ tay tôi tuần trước khi cãi nhau với anh, và khi nghe bác sĩ nói nó không thể xóa mất.

Tôi gọi cho Hà Lệ, nó đang ở quán bar. Dường như cuộc tình đi tới kết thúc không liên quan gì đến cô ấy. Tiếng nhạc ầm ĩ, tiếng gào thét điên cuồng, những lần qua đêm đầy thác loạn của Lệ làm chồng cô không thể chịu được nữa. Họ li dị. Nói một cách nào đó, chúng tôi cũng thất tình giống nhau. Nhưng khác là, nó vui vẻ, còn tôi thì không. Tôi không yêu Vũ tới mức chúng tôi có thể sống với nhau hạnh phúc cả đời hay thiếu anh tôi không sống nổi, tất nhiên là Vũ cũng thế. Chúng tôi còn quá non trẻ để kết hôn, và tình yêu của chúng tôi còn quá non nớt để quyết định đến với nhau trọn đời. Nhưng tôi vẫn buồn. Tôi luôn tự hỏi vì sao anh rời xa tôi, trong khi tôi vẫn cố hết sức làm những việc người vợ tương lai nên làm, bao gồm yêu anh.

– Mày không biết à ? Tao có bầu rồi ! Thằng đó cho tao một nửa tài sản để nuôi con đấy ! Sao ? Con à ? Cùng lắm thì phá. Dù gì thì tao cũng được chia tài sản rồi. Ừ, qua đêm với vài thằng nữa là sẩy ngay ấy mà !

Lệ không hèn hạ như lời Vũ nói. Chuyện chia tay với người tình đẹp trai và việc bị buộc kết hôn với đại gia theo ý mẹ khiến nó chán nản với mọi thứ. Nó sống sa đọa, sống thác loạn, sống tiêu cực và ngày càng đi xuống. Vợ chồng nó không ai yêu nhau cả, Dũng có đào nhí, Lệ có kép riêng, họ sống mỗi người một-cuộc-sống của riêng mình. Người vợ và người chồng vô trách nhiệm ấy đã đi đến kết thúc dành cho gia đình hữu danh vô thực của họ : Ly hôn.

Tôi hẹn nó ra Dấu xưa- một tiệm cà phê theo phong cách Tây Âu lãng mạn. Ánh đèn vàng nhạt nhòa trên bức tường luôn được bật cả sáng lẫn tối. Mỗi khi cãi nhau với Vũ, tôi hay đến đây, đứng đối diện với bức tường nâu đỏ, tôi lại phiền muộn hơn rất nhiều. Nhưng tôi thích cảm giác ấy, cảm giác nhẹ nhàng khi được ở một mình, xen lẫn cái nặng nề khi xung quanh quá mức im lặng. Những khi ấy, bóng của tôi vệt dài trên đất, màu đen kéo dài trên sàn, trên trái tim.

Tôi dặn chủ quán bật nhạc cho phòng của mình.

– Em thích bài gì ?

– Em không rõ. Bài nào buồn buồn sau chia tay ấy chị.

– Nhạc Bích Phương nhé ?

– Vâng.

Tôi khuấy ly trà đen đợi Lệ. Bên tai là giọng hát của cô ca sĩ nổi tiếng từ Vietnam Idol. Rõ mồn một. Từng câu như muốn vạch trái tim của tôi ra, ấn vào đó một vết hằn. Mà hình như, tôi thấy vết sẹo nơi cổ tay cũng nhói lên, đậm màu hơn.

Từng ngày cô đơn bờ môi gọi khẽ tên anh

Thầm hỏi con tim vì sao tình quá mong manh

Lạnh lùng đôi vai hồn như lạc giữa cơn mê

Đường về hôm qua mình em bỗng thấy não nề.

Khi Lệ gọi tôi, tôi mới giật mình thoát khỏi giai điệu của bài hát. Lệ ngồi chống cằm nhìn tôi, miệng mỉm cười. Lệ đẹp lắm. Đẹp kiểu mặn mà có nét trên gương mặt chứ không phải loại dặm son dặm phấn lên trắng bệch như xác chết. Đôi mắt cô hẹp dài, hàng mi rũ xuống mang chút buồn bã. Khác với những gì bộc lộ bên ngoài, Lệ thật ra rất ít nói và nội tâm. Sau những lần ngủ với bồ ở khách sạn, cô lại chạy về nhà tắm rửa sạch sẽ, ngâm mình trong nước hai tiếng như muốn lột da. “Tao chán ghét mấy thứ đó. Rất dơ bẩn !” Nhưng nó vẫn tiếp tục cuộc sống ấy, tôi biết, nó làm thế để quên những chuyện trước kia.

Lệ không nói gì nhiều, không ba hoa về mấy thứ xa xỉ phẩm mới mua như những người con gái lấy chồng nhà giàu khác. Cô lặng lẽ ngồi ở đó, nhìn tôi, nhìn cảnh vật xung quanh, đôi lúc lại thất thần nhìn ra khoảng không trước mặt. Đôi mắt đẹp không có tiêu cự cứ mơ màng như thế, sau đó là rũ xuống né tránh như ban đầu, và đôi môi mím lại tự trách.

Tôi quyết định lên tiếng chấm dứt sự im lặng nặng nề này.

– Mày định sống thế mãi à ?

– Không. Anh ấy nói sẽ về lấy tao.

– Đừng ngu ! Nếu thằng đó muốn lấy mày thì đã về lâu rồi.

Thật ra, tôi muốn nói cho Lệ biết, người yêu không-phải-cũ của nó đã lấy vợ Mỹ, có con lai, được nhập quốc tịch Mỹ từ lâu rồi. Nó không dại gì về Việt Nam. Nhưng nó vẫn hứa hẹn, để Hà Lệ sống trong chờ đợi, trong mơ mộng, trong những lời ngọt ngào của thằng kia. Nó không biết, Lệ vẫn yêu đó, yêu đến mức không có nó thì cô không thể sống như người thường được nữa.

– Bỏ đi. Nó không còn yêu mày, Lệ ơi !

– Thiếu ảnh tao không sống nổi, mày biết mà.

– Thế mày nghĩ lại xem nó đi bao lâu rồi ? Nó chọn quyền lợi chứ không chọn mày. Nó không ở bên mày mãi được !

Lệ cắn môi, máu rướm ra.

– Tao không cần kết hôn. Tao chỉ cần ảnh ở bên tao là đủ rồi ! – Nó nức nở. – Hôm qua ảnh gọi điện, ảnh nói… nói nếu tao qua Mỹ được… thì lấy nhau. Tao không qua bển được, không có ai bảo lãnh.

Tôi không nói gì. Tôi luôn cho rằng tình yêu của tôi và Vũ là mớ sai lầm cộng lại dẫn đến kết thúc, và nghĩ rằng là do tôi ngốc nghếch ngay từ đầu ; nhưng mà, người đáng thương và sai lầm nhất trong hai đứa, lại là Lệ. Nó yêu mù quáng, yêu đến mức không biết phân biệt thật giả, đúng sai, yêu đến mức ‘chả cần gì, chỉ cần tình’. Hiện tại, nó không cho rằng người kia lừa dối tình cảm của nó, nó chỉ nghĩ rằng anh ta vẫn còn yêu nó rất nhiều. Vậy thôi.

Bấy lâu nay chúng tôi sống trong ảo tưởng về một cuộc tình hoàn mỹ, về một người tình lý tưởng, về một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Nhưng rồi ảo tưởng mãi là ảo tưởng, giấc mộng mãi là giấc mộng. Khi tôi mở mắt, mọi thứ lại biến mất, biến mất như chưa hề tồn tại. Còn Hà Lệ, nó dựa vào ảo tưởng mà sống, thế nên nó luôn cố gắng duy trì ảo tưởng đó. Nếu ảo tưởng mất, người tình đi, nó sẽ chết.

Hôm ấy, tôi nói với nó rất nhiều. Ngoài trời mưa rả rích. Những giọt mưa rơi lộp bộp trên mặt đất, như những giọt nước mắt rơi, như tiếng tim đập nặng nề đến khó thở.

Khi Lệ xách túi lên định về, bài hát tôi nghe lúc đầu vẫn tiếp tục phát. Phát đi phát lại như một vòng lẩn quẩn trong tình yêu. Vì nói chuyện, chúng tôi không để ý lắm đến lời toàn bộ bài hát, chỉ nghe loáng thoáng vài chữ rồi trôi tuột đi. Bây giờ mới biết, mới nghĩ, bài hát này dành riêng cho chúng tôi, những con người đa sầu đa cảm, những cô gái vấp ngã bởi cuộc tình mà không đứng lên được.

Chợt thấy nỗi buồn vương trên hàng mi héo hắt 

Chợt thấy kỉ niệm trôi theo tình yêu đánh mất 

Vội thức giấc để lau khô từng giọt nước mắt 

Thì mới biết ta xa nhau không là mơ


Lệ sững người, rồi quay lại ghế. Nó ngồi một lúc, lẩm bẩm: ”Giờ mới biết ta xa nhau không là mơ…” Nó ngẩng đầu lên, nhìn bức tranh của trường phái hội họa ấn tượng. Tôi cũng trông theo. Màu xám. Lúc đầu là màu đen, giờ thì nhạt đi rồi. Tôi lại nhìn cốc cà phê đen trong tay Lệ. Màu nâu. Lúc đầu là màu đen, giờ thì đá tan, nhạt đi luôn rồi. Và tâm trạng nhạt như nước đá cũng đỡ đi không ít.

Chẳng muốn nhớ đến bao ân tình trong dĩ vãng 

Chẳng muốn nhớ đến chi cho lòng thêm nát tan

Chỉ muốn lấp chôn nhưng sao lại càng in sâu

Một lần yêu phải chăng đến trăm lần đau


Nó lại ngồi với tôi đến tối. Trong khoảng thời gian ấy, chúng tôi không nói với nhau câu nào, chỉ lẳng lặng nghe bài hát. Bao nhiêu mơ mộng được cơn mưa chiều gột rửa nên thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Chúng tôi lại nghĩ, lại nhớ về những chuyện hồi ấy. Không có hối hận, không có thất vọng, chỉ đơn giản là nhớ về nó mà thôi.

Lệ đi lấy xe, còn tôi đứng ngoài cửa đợi. Bầu trời màu đen. Tôi không thấy rõ, nhưng tôi nghĩ nó rất sạch sẽ, không một gợn mây, thoáng đãng như bao nhiêu tăm tối theo gió bay đi…

__________________________________________________ _______________________

Nếu biết khi yêu là trăm ngàn nỗi sầu 

Có lẽ khi xưa đừng nên tìm đến bên nhau 

Nếu biết yêu thương chỉ như là gió mây 

Em sẽ chẳng nhớ nhung hao gầy.

__________________________________________________ _______________________________________


Mong manh – Bích Phương

tumblr_static_anime-anime-girl-blonde-hair-girl-favim.com-711669

Con đừng đề cao cái tôi của mình quá. Mười người nói con chuột là con chó thì con cứ bảo là con chó, không thì im đi. Mẹ biết con chán ghét mấy thứ giả tạo như vậy, nhưng con phải tập thích nghi, tập làm quen với mấy thứ đó. Nhiều lúc nó không phải là giả tạo, mà là kỹ năng sống, con biết chưa?

– Mẹ.

SA NGÃ

SA NGÃ

Hồng Hường Ngủ Nướng ~

Tên truyện: Như trên 
Tên tác giả: Nhìn nick là biết 

Mức độ: [T]

Thể loại: Xuyên không, cổ trang, ngược sủng đan xen…

Đây là lần đầu con bé viết cổ đại nên không tránh khỏi sai sót :v

Nội dung

Hương sơn mùa này lạnh cóng, chỉ vài nhánh cây mọc được, còn lại thì trụi lá. Tuyết phủ trắng xóa trên thảo nguyên Kha Đại, trên mặt còn điểm vài giọt máu đào đỏ thẫm. Cảnh sắc mĩ lệ, nhưng có chút kinh sợ.

Không sai, là kinh sợ, nàng thể nào cũng không ngờ được mình lại lạc đến đây!

Đôi mắt to tròn nhìn xung quanh lần nữa, mỗi cái chớp mắt là một lần ngạc nhiên tột độ. Nàng là thiên kim tiểu thư của Chu thị, châu Á châu Âu đều đặt chân tới, trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, thế mà lại chưa từng thấy cảnh núi non trùng điệp có phần lạ lẫm này.

À mà, đây là đâu?

Chương 1:

Tùng tùng tùng !

Tiếng trống thúc, tiếng tù và inh ỏi náo loạn cả góc rừng. Hằng hà sa số chiến mã phi nước đại dưới đôi tay điêu luyện của thần quan. Thỉnh thoảng đâu đó lại vang lên tiếng kêu của mấy con vật xấu số.

Tiêu Quan vẫn cưỡi con liệt mã quen thuộc. Toàn thân hắn vận hắc y, ngựa hắn cũng đen không kém. Một người một ngựa đen tuyền lúc nào cũng dẫn đầu ấy thu hút vô số ánh mắt thiếu nữ nhà quan lại.

– Thái tử, phía trước là Hương sơn, đội ta đã dựng trại ở đó, có thể dừng chân một lúc!

Trương thị vệ thúc ngựa theo sát điện hạ nhưng vẫn không đuổi kịp, chỉ có thể hét lớn. Tiêu Quan dẫn đầu đoàn người đi săn không mảy may bận tâm, tiếp tục chạy về phía thảo nguyên Kha Đại. Bao giờ cũng vậy, một khi hắn không có ý chủ động, kẻ khác đừng hòng buộc hắn bị động. Khí chất vương giả đã ngấm sâu vào máu hắn, chính ngai vàng đã huấn luyện hắn trở nên như vậy.

Hoàng Đế Triêu Húc hằng năm đều tổ chức săn bắn cho quần thần nhằm tìm ra nhân tài cái thế, đồng thời rèn luyện thể lực, không vì tuổi tác mà trì hoãn việc này. Vào mùa xuân cho người ra núi Hương, mùa thu lại đến núi Ngọc. Công chúa tiểu thư thì ra Tuyệt Ngũ hồ ngắm hoa, tịnh dưỡng thân vàng. Nhưng mà, đâu phải lúc nào cũng có thể diện kiến Hoàng đế tương lai, hắn trấn giữ biên cương xa xôi mỗi năm về kinh thành có mấy lần, thế nhưng lần nào cũng đến Thiên Âm Các thỉnh an Hoàng Hậu Triệu Kỳ, khó mà chiêm ngưỡng dung nhan lắm a, đi săn có nguy hiểm tới đâu các nàng cũng cam tâm tình nguyện.

Thái tử Tiêu Quan từ nhỏ vốn tuấn tú, khi trưởng thành lại thêm phần khí phách, anh dũng, là kẻ mà hễ nhắc đến, không biết bao nhiêu người thầm mến mộ. Chưa kể, hắn vẫn chưa nạp phi.

Trong số các công chúa của Hoàng Thượng, Uyển Nga là người được cưng chiều nhất. Nàng xinh đẹp, thông minh, cầm kì thi họa đều xuất sắc, vì thế bệ hạ không muốn gả nàng cho bất cứ tên nào.

Bấy giờ Ngũ công chúa Uyển Nga đang cưỡi Ô Vân Cái Tuyết, nữ phẫn nam trang, thân vận bạch y, trông có phần nho nhã của một nam nhân có học thức, bớt đi vẻ quyến rũ của thiếu nữ xuân xanh.

Song song với nàng là Lệ Hằng, thiên kim tiểu thư của tướng quân Khương Kinh, tài mạo đều được, có điều phẩm hạnh không tốt, chỉ thích xu nịnh.

Uyển Nga thân với Lệ Hằng từ khi còn nhỏ, hai người hiểu ý nhau, như trời sinh đã là chị em vậy. Trong mắt người khác, nàng có hơi cáu kỉnh, bướng bỉnh và kiêu ngạo, nhưng thật sự không đến nỗi nào, vẫn chơi được.

Công chúa biết nàng thầm ái mộ đại ca mình, không tiếc thân ngọc vượt cung dẫn bạn đi gặp Tiêu Quan.

– Hằng nhi, ngươi thích ca ca ta từ khi nào? – Đôi môi đỏ mọng của nàng khẽ mấp máy, ánh mắt đăm chiêu nhìn về phía Hương sơn.

Dưới hàng liễu xanh lay lay trong gió xuân, một thân ảnh tiêu sái đang chắp tay nhìn trời. Liệt mã bên cạnh không làm dịu đi sự cô độc vốn có ở đấy, chỉ làm tăng thêm vẻ cô đơn, phiêu dật.

– Ta không nhớ, có lẽ là lúc ta thấy chàng lần đầu tiên. – Lệ Hằng chớp chớp hàng mi dài, ánh mắt long lanh hơn khi nhìn thấy hắn.

– Nhất kiến chung tình?- Nàng không tin còn có người ấu trĩ như vậy.

– Phải, là nhất kiến chung tình. – Lệ Hằng cười lớn, hình tượng khuê nữ biến đâu mất. – Ta thật ngu ngốc, phải không? Vẫn biết là phụ hoàng của ngươi sẽ không chấp nhận ta…

Uyển Nga nhìn nàng không đáp, đầu hơi cúi xuống, vài lọn tóc mai rũ trước mặt che giấu cảm xúc.

Chúng ta đều đánh mất chính mình cũng chỉ vì một người mà ta muốn chiếm hữu, không phải sao?

[Họa tình]

DẠ KHÚC (YE QU)

21efb60175a035a226ccca870e90700c

Nhạc và lời: Châu Kiệt Luân (Jay Chou)

Album: November’s Chopin

一群嗜血的蚂蚁被腐肉所吸引
Yi qun shi xue de ma yi bei fu rou suo xi yin
Một bầy kiến khát máu đang vây quanh lấy miếng thịt bò thối rữa

我面无表情看孤独的风景
Wo mian wu biao qing kan gu du de feng jing
Anh ngồi một mình nhìn cảnh vật 1 cách vô hồn

失去你 爱恨开始分明
Shi qu ni / ai hen kai shi fen ming
Đến khi mất đi em rồi anh mới biết phân biệt thế nào là yêu và hận

失去你 还有什么事好关心
Shi qu ni / hai you shen me shi hao guan xin
Mất đi em rồi thì còn chi để anh phải bận tâm?

当鸽子不再象征和平
Dang ge zi bu zai xiang zheng he ping
Để khi những chú bồ câu không còn là biểu tượng của hoà bình

我终于被提醒 广场上喂食的是秃鹰
Wo zhong yu bei ti xing / guang chang shang wei shi de shi tu ying
Thì anh mới nhận ra rằng trên quảng trường kia chỉ nuôi dưỡng toàn là diều hâu

我用漂亮的押韵形容被掠夺一空的爱
Wo yong piao liang de ya yun xing rong bei lue duo yi kong de ai qing
Anh đã dùng những giai điệu mỹ miều để miêu tả lại một tình yêu đã mất

啊 乌云开始遮蔽 夜色不干净
Ah / wu yun kai shi zhe bi / ye se bu gan jing
Ah, Mây đen bắt đầu bao trùm ,Màn đêm không còn trong sạch

公园里葬礼的回音 在漫天飞行
Gong yuan li zang li de hui yin / zai man tian fei xing
Âm thanh tang lễ còn vang vọng trong công viên buồn rồi lan toả khắp bầu trời

送你的白色玫瑰 在纯黑的环境凋零
Song ni de bai se mei gui / zai chun hei de huan jing diao ling
Hoa hồng trắng tiễn đưa em cũng héo tàn giữa màu đen u tối

乌鸦在树枝上诡异的很安静
Wu ya zai shu zi shang gui yi de hen an jing
Trên cây cao, những con quạ độc ác thế mà cũng trở nên im lặng lạ kỳ

静静听 我黑色的大衣 想温暖你
Jing jing ting / wo hei se de da yi / xiang wen nuan ni
Chúng như đang lặng lẽ nghe ngóng , chiếc áo khoác đen của anh đây muốn sưởi ấm cho em

日渐冰冷的回忆 走过的走过的生命
Ri jian bing leng de hui yi / zou guo de zou guo de sheng ming
Những kỷ niệm băng giá cứ trôi qua từng ngày và một sinh mệnh cũng đã ra đi mãi

啊~四周弥漫雾气
Ah ~si zhou mi man wu qi
Ah, khắp nơi toàn bị màn sương bao phủ

啊~我在空旷的墓地
Ah ~wo zai kong kuang de mu di
Ah, anh đang đứng giữa nghĩa trang vắng lặng

老去后还爱你
Lao qu hou hai ai ni
Anh sẽ yêu em đến cuối cuộc đời

为你弹奏萧邦的夜曲
Wei ni tan zou xiao bang de ye qu
Vì em anh đàn bản Dạ Khúc của Chopin

纪念我死去的爱情
Ji nian wo si qu de ai qing
Để kỉ niệm một tình yêu đã mất

跟夜风一样的声音
Gen ye feng yi yang de sheng yin
Giống như âm thanh của gió đêm

心碎的很好听
Xin sui de hen hao ting
Cùng tiếng trái tim tan vỡ hoà vào thật da diết

手在键盘敲很轻
Shou zai jian pan qiao hen qing
Tay anh lướt nhẹ nhàng trên từng phím nhạc

我给的思念很小心
Wo gei de si nian hen xiao xin
Cũng giống như đang trân trọng những kỉ niệm về em

你埋葬的地方叫幽冥
Ni mai zang de di fang jiao you ming
Nơi em năm được gọi là âm phủ

为你弹奏萧邦的夜曲
Wei ni tan zou xiao bang de ye qu
Vì em anh sẽ đàn bản Dạ Khúc của Chopin

纪念我死去的爱情
Ji nian wo si qu de ai qing
Để kỉ niệm một tình yêu đã mất

而我为你隐姓埋名
Er wo wei ni yin xing mai ming
Vì em anh sẽ trở thành một kẻ vô danh

在月光下弹琴
Zai yue guang xia tan qin
Ngồi chơi đàn dứơi ánh trăng

对你心跳的感应
Dui ni xin tiao de gan ying
Anh cảm nhận được trái tim em

还是如此温热清晰
Hai shi ru ci wen nuan qing xi
Vẫn ấm áp, vẫn nóng bỏng như ngày nào

怀念你那鲜红的唇印
Huai nian ni na xian hong de chun yin
Anh còn nhớ rất rõ đôi môi đỏ thắm của em

那些断翅的蜻蜓 散落在这森林
Na xie duan chi de qing ting / san luo zai zhe sen lin
Những chú chuồn chuồn bị gãy cánh đang rơi xuống khu rừng này

而我的眼睛 没有丝毫同情
Er wo de yan jing / mei you si hao tong qing
Vậy mà anh lại chẳng có chút nào thương hại chúng

失去你 泪水混浊不清
Shi qu ni / lei shui hun zhuo bu qing
Mất em rồi nước mắt anh nhạt nhoà

失去你 我连笑容都有阴影
Shi qu ni / wo lian xiao rong dou you yin ying
Mất em rồi, chẳng còn nụ cười trên môi anh nữa

风在长满青苔的屋顶
Feng zai zhang man qing tai de wu ding
Cơn gió kia thôi qua mái nhà đầy rêu xanh

嘲笑我的伤心
Chao xiao wo de shang xin
Và chế nhạo nỗi đau của anh

像一口没有水的枯井
Xiang yi ko mei you shui de ku jing
Anh giống như khát nước mà lại gặp một cái giếng khô cạn

我用凄美的字型
Wo yong qi mei de zi xing
Anh đã dùng những từ ngữ chua xót

描绘后悔莫及的那爱情
Miao hui hou hui mo ji de na ai qing
Để miêu tả lại một tình yêu đầy tiếc nuối này.

Đôi lời: Vừa nghe bài hát này trong cafe, lúc đầu cứ tưởng nhạc Hàn, nghe kĩ lại mới biết nhạc Trung. Lời bài hát dài lê thê con cá trê, nhưng được cái là giàu hình ảnh, đầy  ý nghĩa. Nhờ nghe bài này liên tục suốt hai tiếng đồng hồ mà bạn Xanh không bị phân tâm, làm xong được một bài lí luận văn học nữa đấy =))

LÍ LUẬN VĂN HỌC

10341743_910094752394183_4163343580456620535_n
Viết rồi lại xóa, rồi lại viết, rồi lại xóa. Viết xóa cứ như thế lặp lại. Chán ngắt và buồn tẻ.

Đề:

“Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi,

Một chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”

(Mayakovsky)

Bằng những tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm:

Có người nhận định:”Thơ bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ.” Thơ ca nói riêng cũng như văn chương nói chung đều bắt nguồn từ cuộc đời và được xây dựng bằng vật liệu ngôn từ. Người nghệ sĩ phải dùng bàn tay tài hoa và lăng kính nghệ thuật để biến ngôn ngữ đời sống thành ngôn ngữ văn học. Bàn về trách nhiệm của người viết và đặc điểm của ngôn từ, Mayakovsky đã cho rằng:

“Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi,

Một chữ ấy làm cho rung động

Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”

Maksim Gorky khẳng định:”Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ.” Công cụ chủ yếu đó cùng với các hiện tượng, các sự kiện cuộc sống, là chất liệu của văn học. Nếu ngôn ngữ của đời sống được xem là nguyên liệu để sáng tác thì ngôn ngữ của văn học lại là sản phẩm hoàn chỉnh, được sáng tạo qua bàn tay điêu luyện của người nghệ sĩ tài hoa. Đó là một quá trình lao động đầy nghệ thuật, đầy sáng tạo, nhưng cũng rất vất vả.

“Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ,

Mới thu về một chữ mà thôi.”

Ở hai câu đầu tiên, Mayakovsky muốn hướng đến trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề của người cầm bút. Viết sao cho hay, cho đúng, cho trúng luôn là phương châm sáng tạo của người viết. Trách nhiệm của các văn nghệ sỹ trước thời đại và cuộc sống là phải thấu hiểu con người. Khi xưa, đại thi hào Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, nhà thơ Xuân Diệu lại viết: “Cơm áo không đùa với khách thơ”, trong cuộc chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã biết “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Ngòi bút bấy giờ đã tạo bước ngoặt lịch sử, góp phần đem lại tự do cho dân tộc. Để làm được điều đó, nhà văn phải sống sâu, sống lâu, trở thành những người thợ lặn trong bể cuộc sống, tìm kiếm những gì còn bị che giấu, bị khuất lấp của con người, đem ra phơi bày trước ánh sáng. Phải có sự rung động mãnh liệt, phải có nỗi đau đời, đau người, đau trước sự đổi thay của thời thế, người ta mới có thể viết nên những vần thơ, những câu văn khiến hàng triệu trái tim xúc động.

Văn chương trước hết phải là văn chương“(Hoài Thanh). Nếu chỉ sống sâu, sống tốt thì nhà văn sẽ không được gọi là nhà văn, tác phẩm sẽ không được coi là tác phẩm văn học. Bên cạnh việc hòa mình vào thời đại và bắt kịp nhịp thở của cuộc sống, văn học đòi hỏi người viết phải có tài năng nghệ thuật. Nhà văn không thể bê nguyên si cuộc đời vào trong trang viết mà phải biến trang viết thành cuộc đời bằng chính khả năng và sự trải nghiệm của mình. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học không thể là kết quả của quá trình sáng tác hời hợt, nông cạn mà phải là kết tinh của sự sáng tạo, chắt lọc, trau chuốt, tỉ mỉ. Nói như Nguyễn Tuân:”Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngông ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ  như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.”

Trong lao động nghệ thuật, việc lựa chọn từ ngữ đòi hỏi người nghệ sĩ tốn rất nhiều công sức để tìm cho ra được những từ ngữ có khả năng biểu đạt cao nhất ý muốn diễn tả. Ngôn ngữ văn học phải chính xác và tinh luyện, tạo nên hình tượng trong tác phẩm. Chính vì thế, nó không trừu tượng mà có tính chất cảm tính cụ thể, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc thông qua việc biểu đạt suy nghĩ tính cách nhân vật hay thái độ và quan niệm của tác giả.

Trong văn chương, chữ chữ phải đứng trên trang giấy chứ không được nằm đơ trên trang giấy.” Ngôn từ không phải chỉ để diễn đạt một hành động, sự việc đang được nói đến, mà còn nói thêm nhiều điều sắp xảy ra. Có khi, ngôn từ là một lá thư, một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự của tác giả về đời, về người, về thời đại. Mặt khác, ngôn từ còn thể hiện phong cách hành văn, phong cách nghệ thuật của người viết, hay còn thể hiện khả năng sáng tạo của người cầm bút. Đến với đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, người đọc không chỉ thấy được bản chất của một tên vô học, một kẻ buôn người mà còn thấy được cách sử dụng ngôn từ tài tình của “bậc thầy về ngôn từ” Nguyễn Du:

“Gần miền có một mụ nào,

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.

Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Trước thầy sau tớ lao xao,

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.”

Nhiều người cho rằng, Nguyễn Du sử dụng từ ngữ rất đắt . Đắt vì nhiều khi chỉ một chữ thôi đã có thể lột tả được bản chất bên trong của con người . Đó là trường hợp câu thơ “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” mà nhà thơ dùng để khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh lúc đến hỏi Kiều về làm vợ . Một kẻ đã ngoài tứ tuần mà Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao thì thật nực cười và kỳ cục đến không thể chấp nhận được. Bởi nhẵn nhụi là từ ngữ người ta thường dùng để chỉ độ trơn , bóng , láng của đồ vật , chứ không phải dùng để chỉ tính chất trang nhã , lịch sự của con người . Còn từ bảnh bao thường dùng để khen trẻ em có quần áo đẹp lại dùng cho Mã Giám Sinh thì lại có ý chế giễu , mỉa mai . Một kẻ đã nhiều tuổi nhưng lại cố ý tô vẻ , tỉa tót thì lại trở nên kệch cỡm , giả tạo và có phần trai lơ , đàng điếm .

Đặc sắc nhất vẫn là cách dùng từ trong câu “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” – một cử chỉ vội vàng , khiếm nhã khiến Nguyễn Du phải hạ ngay một từ sỗ sàng . Cử chỉ ấy không phù hợp với một người đi hỏi vợ và lại càng không đúng với phẩm cách văn hoá của một Giám Sinh . Nó quá bất ngờ so với sự chờ đợi của người đọc, quá phi lý so với vai trò của một sinh viên trường Quốc Tử Giám . Cử chỉ này là tín hiệu đầu tiên để bước đầu khẳng định bản chất của Mã Giám Sinh . Tự định vị một cách vô lễ , trịch thượng, chướng mắt trên chiếc ghế của người bề trên ( những bậc cao niên ), từ “tót” đã bộc lộ rõ bản chất của gã là một tên lừa bịp, một kẻ vô học, một tên buôn thịt bán người, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Chỉ một từ ấy thôi, Nguyễn Du đã khiến người đọc nhớ mãi tên Mã Giám Sinh, tuy không “làm cho rung động”, nhưng cũng làm cho “triệu trái tim” châm biếm, mỉa mai “trong hàng triệu năm dài”.

Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.”(Charles Dubos) Ánh sáng là những gì tốt đẹp nhất, soi rọi tâm hồn con người và thay đổi nó. Với Tố Hữu, ánh sáng chính là lí tưởng cách mạng – “ánh sáng” đã giúp ông tìm ra lối đi cho mình:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.”

Khổ đầu tiên ca ngợi lí tưởng và nói lên tình yêu với lí tưởng cách mạng. Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ. “Bừng” – ánh sáng phát ra đột ngột, ánh sáng của ngày hè đầy nồng nàn và rạng rỡ.  Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo, giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đem lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn rả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như “choáng váng” (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của người chiến sĩ. Hai động từ mạnh “bừng” và “chói” gây ấn tượng đến thị giác độc giả. Nghe có gì đó đến rất đột ngột, nhưng cũng đến rất phô trương, rất mãnh liệt khiến người ta không thể kháng cự. Như một sức mạnh vô hình đang lao đến, Tố Hữu khiến lí tưởng cách mạng trở nên to lớn, mang tầm vóc vĩ đại, đương bừng sáng chói chang.

Trong khi đó, Nguyễn Duy lại xem ánh sáng của vầng trăng – tức ánh trăng, là người bạn tri kỉ, nghĩa tình, cũng vừa là một quan tòa phê phán, lên án sự bội bạc của nhân vật trữ tình:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Ánh trăng trước sau vẫn vậy, dân dã, mộc mạc, bình dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niềm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người, lại vừa là từ rất đắc, cô đọng suốt cả bài thơ. Giật mình vì nhận ra trước đây mình đã quá vô tình, giật mình vì nhận ra trăng vẫn im lặng và bao dung như thế, giật mình vì ăn năn hối hận đã quên nghĩa thủy chung, Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người  mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng.

Qua ba bài “Truyện Kiều”, “Từ ấy” và “Ánh trăng”, ta thấy được giá trị của từ đắc của bài thơ, đồng thời cảm nhận được sức lay động và rung động mãnh liệt , quảng đại của ngôn từ. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.”(Mayakovsky) Công việc sáng tác là một quá trình gian khổ, vất vả nhưng cũng rất đáng quý. Bởi “nhà văn là người cho máu“, “là người thư kí trung thành của thời đại” và là người thay đổi thời đại, hướng con người đến những giá trị chân-thiện-mỹ.